Thở đều đặn
Thở cũng là một nhân tố quan trọng với phụ nữ mang thai. Việc thở có thể giúp họ cảm thấy bớt nóng hơn. Nên có nhịp thở đều đặn, có nhiều người thở quá gấp trong khi đó lại có những người thở quá chậm. Nếu mắc những chứng bệnh về hô hấp vì bị dị ứng hay hen suyễn thì phụ nữ mang thai nên ở trong nhà, không nên ra ngoài khi thời tiết nắng nóng.
Tránh ánh nắng trực tiếp
Tránh ánh nắng trực tiếp vì phụ nữ mang thai da dễ bị cháy nắng hơn người bình thường. Nên uống một cốc nước mỗi giờ khi ra ngoài khi trời nắng. Tránh những hoạt động mạnh vào những giờ mà ánh nắng gay gắt. Sử dụng kem dưỡng da chống nắng có độ SPF cao (SPF 30 hoặc 45) nếu có điều kiện. Nên hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt. Nếu tiếp xúc nhiều sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và khát nước quá mức.
Một số việc nên làm khi bị phù chân
Nằm nghỉ từ 30 đến 60 phút mỗi ngày sau giờ làm việc hay trong thời gian nghỉ trưa; nâng chân cao lên trong khi ngủ bằng cách đặt một cái khăn đã được cuộn cao hoặc chăn, gối dưới chân; Đi giày, dép rộng rãi và thoải mái cho chân. Nên đi đôi giày có size lớn hơn đôi giày thường đi một cỡ; Đi bộ 2 đến 3 lần mỗi tuần vào lúc thời tiết mát mẻ.
Xem thêm:
Ăn uống đủ chất
Dù nắng nóng rất khó chịu, nhưng phụ nữ mang thai vẫn nên duy trì chế độ ăn uống đều đặn, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé; không nên bỏ bữa, hoặc ăn uống qua quýt. Việc thèm một món gì đó không phải là hiện tượng bất thường khi mang thai, như thèm các thực phẩm nóng, nhiều gia vị cay…
Vệ sinh sạch sẽ
Thời tiết mùa hè rất oi bức và khó chịu vì thế tuyến mồ hôi sẽ tiết ra nhiều nên thai phụ phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo, không nên tắm ở ao hồ hoặc bể bơi công cộng vì trong nước có thể chứa vi khuẩn, rất dễ lây nhiễm một số bệnh qua hệ sinh dục, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả thai phụ và thai nhi, nên tắm trong phòng kín gió và tắm dưới vòi hoa sen hoặc dùng gáo dội.
Xem thêm:
No comments:
Post a Comment