Các nhà nghiên cứu người Thụy Điển đã tiến hành khảo sát 19.000 phụ nữ có độ tuổi trung bình là 56 về sức khỏe và thói quen sinh hoạt của họ, bao gồm cả việc họ tập thể dục như thế nào. Sau 13 năm, những người này được kiểm tra sức khỏe lại một lần nữa. Kết quả thu được là khoảng 900 người tham gia nghiên cứu đã được chẩn đoán bị ung thư vú trong thời gian đó. Điều đáng nói là tỉ lệ mắc bệnh của họ có mối quan hệ rõ ràng với thói quen lười tập thể dục, ít vận động của họ. Những người ít thể dục, lười vận độngnhất có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn 40% so với những người chăm tập thể dục, kể cả với những người thừa cân hay người gầy.
>>> những hiểu biết về ung thư vú<<<
Ylva Trolle Lagerros - một bác sĩ, nhà nghiên cứu về béo phì của Viện Karolinska ở Stockholm, cho biết: "Bạn vẫn có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú bằng cách vận động cơ thể, ngay cả khi bạn có cân nặng bình thường". Bà nói thêm rằng phụ nữ không nhất thiết cần phải tập thể dục đến đổ mồ hôi tại phòng tập mới là tốt, các hoạt động hàng ngày như đi bộ, chơi với con cháu, đi xe đạp hoặc dọn dẹp nhà cửa... cũng rất có lợi. "Cơ thể bạn không quan tâm bạn thể dục ở phòng tập hay đi bộ, điều quan trọng là hình thức vận động của bạn tác động thế nào đến cơ thể", bà cho biết.
Nghiên cứu không xem xét lý do tại sao trọng lượng cơ thể lại làm tăng nguy cơ ung thư vú mà nó chỉ ra mức độ tập thể dục có ảnh hưởng đến hormone giới tính và các hợp chất ở hệ thống miễn dịch liên quan đến căn bệnh này. Vì vậy, những người lười vận động sẽ làm cho homrone giới tính giảm, hệ thống miễn dịch hoạt động kém dẫn đến nguy cơ ung thư vú tăng.
Tuy nhiên, trọng lượng cũng là một yếu tố quan trọng mà bạn cần quan tâm
.
Giáo sư Trolle Lagerros nhận thấy rằng những phụ nữ thừa cân sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người gầy. Những người béo phì sẽ tăng 58% nguy cơ mắc bệnh, người thừa cân tăng 20%. Những người vừa béo phì, vừa lười vận động sẽ có nguy cơ cao nhất.
Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất của Anh, với gần 50.000 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh mỗi năm. Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ, sau ung thư phổi.
Giáo sư Trolle Lagerros cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phụ nữ sau mãn kinh có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú thông qua tập thể dục và giảm cân - Đó là một thông điệp sức khỏe cộng đồng rõ ràng".
Tiến sĩ Indi Ghangrekar, Giám đốc Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh, cho biết: "Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rõ ràng rằng việc giữ một trọng lượng khỏe mạnh và vận động cơ thể là cả hai cách tuyệt vời để giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Vì vậy, bạn cần kiểm soát cân nặng của mình và tập thể dục trung bình 2 giờ rưỡi trong 1 tuần dưới mọi hình thức. Cùng với việc giữ trọng lượng khỏe mạnh và vận động cơ thể, cắt giảm rượu cũng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú"
>>> Các bài viết liên quan:
Những căn bệnh ung thư phổ biến trong những năm gần đây
Dinh dưỡng cho người bị ung thư dạ dày
Những căn bệnh ung thư phổ biến trong những năm gần đây
Dinh dưỡng cho người bị ung thư dạ dày
No comments:
Post a Comment