Wednesday, May 4, 2016

NHÓM THỰC PHẨM TỐT CHO NHỮNG BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY

Ung thư dạ dày thường ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa thức ăn của người bệnh, đặc biệt là sau khi phẫu thuật loại bỏ khối u, đôi khi là cắt bỏ dạ dày và tái tạo dạ dày mới. Người bệnh thường mất cảm giác ngon miệng, tiêu hóa khó khăn hơn nên việc bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh ung thư dạ dày rất cần chú ý. Để cung cấp đủ dinh dưỡng mỗi ngày, bệnh nhân ung thư dạ dày nên được ăn 6-7 bữa/ ngày, nên ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ như cháo, súp, các món hầm…bên cạnh đó cũng nên kết hợp với một số sản phẩm điều trị ung thư tốt nhất để có hiệu quả tốt hơn.
Có thể bạn muốn xem:

MỘT SỐ THỰC PHẨM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ VÚ HIỆU QUẢ NHẤT


Ăn nhiều rau quả

                           Rau quả tươi đem lại dinh dưỡng cho người bệnh

Hoa quả có công dụng tốt trong việc bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nguồn dinh dưỡng dồi dào, các loại vitamin và khoáng chất có trong hoa quả  sẽ giúp bổ sung lượng chất cần thiết cho người mắc ung thư dạ dày, giúp cơ thể đủ chất, đẩy lùi được bệnh tật.
Ngoài ra người bị bệnh dạ dày nên ăn thức ăn mềm và lỏng cháo, cơm nát và thực phẩm nhạt như bánh mỳ, bánh quy… Các loại khoai; khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp. Thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om. Sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát. Đường, bánh, mứt kẹo, mật ong, kem, thạch, chè. Nước uống: nước lọc, nước khoáng…
Thực phẩm giàu protein
Những người bị ung thư dạ dày cần thêm protein và calo. Uống thêm sữa, ăn nhiều trứng và pho mát là cách tốt để có được loại protein này. Bệnh nhân ung thư dạ dày cần bổ sung sắt, canxi và vitamin D trong chế độ ăn như cá mòi, bắp cải, bông cải xanh…Vitamin D được tìm thấy trong bơ thực vật, bơ, dầu cá và trứng. Sắt trong thịt đỏ dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể hơn so với sắt được tìm thấy trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau lá xanh và trái cây sấy khô.

Thực phẩm với lượng chất xơ thấp

Các loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người ung thư dạ dày
Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.


No comments:

Post a Comment